-
“Cộng đồng các tôn giáo Nam bộ trong tiến trình lịch sử Việt Nam”
- 8/30/2022 8:10:19 AM 1311
- Sáng ngày 26/8/2022, trường ĐH Thủ Dầu Một tổ chức hội thảo khoa học “Cộng đồng các tôn giáo Nam bộ trong tiến trình lịch sử Việt Nam” với sự tham dự của hơn 200 đại biểu theo hình thức trực tiếp và trực tuyến.
-
Đây là diễn đàn khoa học thiết thực nhằm góp phần tìm hiểu lịch sử, văn hóa của vùng đất Nam Bộ, khắc họa sự tiếp biến và phát triển của của vùng đất này trong lịch sử dân tộc Việt Nam. Hội thảo tập hợp 26 tham luận đến từ các cơ sở giáo dục, đơn vị nghiên cứu, quản lý trong cả nước như: ĐH Thủ Dầu Một, ĐH Nguyễn Huệ, ĐH KHXH&NV TP. Hồ Chí Minh, ĐH KHXH&NV Hà Nội, Đại học Hoa Lư (Ninh Bình), ĐH Sài Gòn, ĐH Văn Lang, ĐH Bình Dương, Đại học Bạc Liêu, ĐH An Giang, Học viện An ninh nhân dân, ĐH Duy Tân (Đà Nẵng), ĐH Công nghiệp TP Hồ Chí Minh, ĐH Xây dựng Hà Nội, ĐH Lạc Hồng, ĐH Sư phạm Kỹ thuật TP Hồ Chí Minh, THCS Nguyễn Đăng Sơn - tỉnh An Giang, trường Chính trị tỉnh Kiên Giang, Ban Tuyên Giáo Tỉnh ủy Đồng Nai, Công an tỉnh Lào Cai, Trung tâm Xúc tiến Thương mại và Đầu tư tỉnh An Giang, Hội Khoa học Lịch sử tỉnh Thừa Thiên - Huế,… Nội dung các tham luận được trường ĐH Thủ Dầu Một biên soạn, xuất bản thành kỷ yếu có chỉ số ISBN.
Phát biểu khai mạc hội thảo, TS. Ngô Hồng Điệp – Phó Hiệu trưởng chia sẻ, tôn giáo là một trong những hình thái ý thức xã hội, phản ánh tồn tại xã hội. Sự đa dạng, phong phú của điều kiện tự nhiên, sự giao lưu giữa các vùng miền chi phối ảnh hưởng đến vùng đất mới Nam bộ tạo nên diện mạo văn hóa hết sức đặc sắc ở Nam bộ – đa tộc người, đa tôn giáo. Bên cạnh tôn giáo quốc tế như Phật giáo, Công giáo, Tin lành, Hồi giáo…, các tôn giáo nội sinh cũng làm phong phú bản sắc văn hóa cư dân Nam bộ, tích cực trong phong trào đấu tranh chống thực dân Pháp, chống đế quốc Mỹ và xây dựng chủ nghĩa xã hội của dân tộc Việt Nam. Hiện nay, các tôn tại Nam bộ tiếp tục đồng hành cùng dân tộc, đoàn kết, bảo vệ Tổ quốc, hòa nhập với xu thế phát triển chung của đất nước; tích cực tham gia vào các vấn đề an sinh xã hội, phục vụ cộng đồng, nhất là trong bối cảnh đại dịch Covid-19 vừa qua. TS. Ngô Hồng Điệp kỳ vọng, các nhà khoa học tiếp tục trao đổi để khắc họa và làm sâu sắc thêm những đóng góp, đặc điểm và giá trị của các cộng đồng tôn giáo tại Nam bộ trong tiến trình lịch sử của dân tộc Việt Nam, đặc biệt là trong sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước hiện nay.
Đi vào nội dung phiên làm việc chuyên sâu, hội thảo đã lắng nghe 6 báo cáo tham luận trình bày về: Quá trình hình thành và phát triển hệ phái khất sĩ ở Nam bộ trong thế kỷ XX; Tư tưởng đạo Cao Đài và tác động đến đời sống tinh thần người dân Tây Ninh; Đạo Phật khất sĩ Việt Nam đã mở ra một truyền thống mới ở Việt Nam; Phật giáo Nam Tông với vai trò tái tạo văn hóa truyền thống của người Khmer ở thành phố Đồng Xoài, tỉnh Bình Phước; Sự gắn kết và đóng góp nguồn lực của các tôn giáo với cộng đồng dân cư ở Đồng Nai hiện nay; Hoạt động an sinh xã hội của Công giáo ở tỉnh Bình Dương giai đoạn 1997-2017,…
Góp phần khắc họa và làm sâu sắc thêm bức tranh về cộng đồng các tôn giáo ở Nam bộ, các đại biểu đã thẳng thắn phê phán, bác bỏ những luận điệu sai trái, lợi dụng vấn đề tôn giáo nhằm chia rẽ khối đại đoàn kết dân tộc, gây mất ổn định an ninh trật tự xã hội; những đề xuất nhằm ngăn chặn các luận điệu xuyên tạc, phủ định đường lối, chủ trương của Đảng, chính sách pháp luật của Nhà nước Việt Nam về vấn đề tín ngưỡng, tôn giáo.
Hội thảo khoa học “Cộng đồng các tôn giáo Nam bộ trong tiến trình lịch sử Việt Nam” với sự tham dự của hơn 200 đại biểu theo hình thức trực tiếp và trực tuyến
Từ điểm cầu trường ĐH Thủ Dầu Một, TS. Ngô Hồng Điệp – Phó Hiệu trưởng phát biểu khai mạc hội thảo
ThS. Phan Thanh Bằng - Giám đốc CTĐT Lý luận chính trị phát biểu đề dẫn hội thảo
Các đại biểu tham dự trình bày tham luận tại hội thảo
Góp phần khắc họa và làm sâu sắc thêm bức tranh về cộng đồng các tôn giáo ở Nam bộ, các đại biểu đã thẳng thắn phê phán, bác bỏ những luận điệu sai trái, lợi dụng vấn đề tôn giáo nhằm chia rẽ khối đại đoàn kết dân tộc, những đề xuất nhằm ngăn chặn các luận điệu xuyên tạc, phủ định đường lối, chủ trương của Đảng, chính sách pháp luật của Nhà nước Việt Nam về vấn đề tín ngưỡng, tôn giáoNguồn : https://tdmu.edu.vn/